1. Bệnh lậu là gì?
Bệnh lậu (lậu mủ – Gonorrhea) là một bệnh xã hội rất phổ biến trên thế giới. Thủ phạm gây bệnh lậu là song cầu khuẩn lậu có tên khoa học là Neisseria Gonorrhoeae hoặc Gonococcus.
Phân loại: bệnh lậu cấp tính và bệnh lậu mãn tính.
Mặc dù không đe dọa đến tính mạng nhưng bệnh lậu gây ra những tổn thương đến cơ quan sinh sản và có thể gây vô sinh – hiếm muộn ở cả nam và nữ nếu không điều trị kịp thời. Đặc biệt, phụ nữ khi sinh có thể lây qua cho con gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho bé.
2. Bệnh lậu có biểu hiện và triệu chứng gì
Biểu hiện và triệu chứng bệnh lậu bắt đầu xuất hiện rất sớm từ 10 – 20 ngày kể từ khi cơ thể nhiễm vi khuẩn lậu. Dấu hiệu bệnh lậu ở nam giới có những khác biệt so với biểu hiện ở phụ nữ.
Biểu hiện của bệnh lậu ở nam giới
Biểu hiện của bệnh lậu xuất hiện rõ rệt ở 90% nam giới nhiễm lậu, 10% trường hợp còn lại tuy không có dấu hiệu mắc bệnh nhưng vẫn có thể truyền nhiễm vi khuẩn lậu sang bạn tình. Một số triệu chứng bệnh lậu ở nam giới:
- Chảy mủ ở dương vật, mủ có màu vàng hoặc xanh. Nhiễm trùng càng nặng thì chảy mủ càng nhiều. Theo CDC (Trung tâm phòng chống dịch bệnh Mỹ), mủ thường chảy trong vòng 2 tuần kể từ khi bị nhiễm trùng.
- Tiểu tiện bất thường: Đi tiểu nhiều lần trong ngày, cảm giác đau buốt, nóng rát khi tiểu tiện.
- Viêm mào tinh hoàn: Đối với những nam giới không xuất hiện các triệu chứng bệnh lậu ban đầu thì khi vi khuẩn lậu lan sang các vùng da xung quanh như bìu và tinh hoàn sẽ gây ra viêm mào tinh hoàn, đau háng.
- Đau hoặc sưng ở lỗ niệu đạo do niệu đạo bị viêm.
- Sưng đau tinh hoàn (Trường hợp này hiếm gặp).
- Xuất tinh ra máu.
Dấu hiệu bệnh lậu ở nữ giới
Dấu hiệu bệnh lậu ở nữ giới thường không rõ ràng, có đến 80% trường hợp mắc bệnh mà không có biểu hiện. Một số triệu chứng xuất hiện nếu có thường bị nhầm lẫn với viêm nhiễm phụ khoa hoặc nhiễm trùng bàng quang.
- Dịch âm đạo ra nhiều bất thường, khí hư màu hơi trắng hoặc vàng nhạt, kèm theo mùi hôi tanh khó chịu.
- Lỗ niệu đạo có màu đỏ.
- Tiểu nhiều, tiểu buốt, cảm giác nóng rát khi tiểu tiện.
- Chảy máu âm đạo dù không phải kỳ kinh nguyệt.
- Đau bụng, đau lưng, đau ở vùng chậu, đặc biệt là đau khi quan hệ tình dục nếu như vi khuẩn lậu đã gây biến chứng viêm vùng chậu.
- Bị nhiễm trùng nặng có thể bị sốt.
- Khi đi khám sẽ thấy cổ tử cung phù nề, sưng đỏ, chảy mủ và chảy máu khi chạm vào.
Một số triệu chứng bệnh lậu xuất hiện ở cả nam và nữ giới:
- Triệu chứng bệnh lậu ở miệng giống nhau ở cả nam và nữ, bao gồm viêm họng, đau họng, amidan sưng đỏ và mưng mủ…
- Biểu hiện của bệnh lậu ở hậu môn, trực tràng như hậu môn tiết dịch, ngứa ngáy khó chịu, tiêu chảy, đau khi đi đại tiện…
- Cảm giác mệt mỏi, chán ăn sức khỏe giảm sút.

3. Bệnh lậu lây qua đường nào?
1. Lây truyền qua đường tình dục
Theo số liệu thống kê của CDC, khoảng 90% số ca mắc bệnh lậu là do quan hệ tình dục không an toàn. Các hình thức quan hệ bằng đường miệng, quan hệ bằng đường sinh dục thông thường, quan hệ qua đường hậu môn đều có thể mắc bệnh lậu. Bạn có nguy cơ cao mắc bệnh lậu nếu có quan hệ tình dục với nhiều bạn tình, đặc biệt là quan hệ với gái mại dâm, quan hệ đồng tính và luyến tính…
Nếu quan hệ tình dục trực tiếp với người bệnh thì nữ giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới rất nhiều: tỉ lệ ở nam giới chỉ khoảng 20-25%, nữ giới 65-80%, quan hệ đồng tính có tỉ lệ mắc lậu mủ còn cao hơn.
2. Lây truyền từ mẹ sang con
Mẹ mắc bệnh lậu có thể lây truyền cho con qua đường sinh thường. Khi chuyển dạ, thai nhi đi theo ống sinh ra ngoài, tiếp xúc với xoắn khuẩn ở cổ tử cung và âm đạo của người mẹ, nên dễ bị lây bệnh.
3. Lây qua đường truyền máu
Vi khuẩn lậu tồn tại trong máu của người nhiễm bệnh. Trường hợp bạn nhận máu từ người bệnh hoặc sử dụng chung kim tiêm với người mắc bệnh lậu thì khả năng bạn bị nhiễm bệnh là rất cao. Trường hợp này chủ yếu xảy ra đối với đối tượng thường xuyên tiêm chích ma túy, với việc cho và nhận máu trong bệnh viện thì trường hợp này gần như không thể xảy ra do đã có xét nghiệm kiểm tra với đối tượng hiến máu. Nếu bạn là người khỏe mạnh có vết thương hở tiếp xúc với dịch nhầy hoặc máu chứa vi khuẩn lậu thì khả năng lây nhiễm cũng rất cao.
4. Lây truyền gián tiếp (tỉ lệ rất thấp)
Vi khuẩn lậu sẽ lây truyền từ người này sang người khác thông qua các tiếp xúc gián tiếp như sử dụng chung vật dụng cá nhân, mặc chung quần áo, tắm chung bồn tắm với người mắc lậu. Tuy nhiên, vi khuẩn lậu là một vi khuẩn yếu, sẽ nhanh chóng chết khi ra ngoài cơ thể nên con đường lây truyền gián tiếp của vi khuẩn lậu thường hiếm gặp.
4. Cách điều trị bệnh lậu ở nam giới và nữ giới
- Cách chữa bệnh lậu bằng thuốc kháng sinh.
- Cách điều trị bệnh lậu bằng công nghệ phục hồi gene DHA.
5. Cách phòng ngừa bệnh lậu
- Quan hệ tình dục an toàn, chung thủy với bạn tình duy nhất. Nếu có nhiều “đối tác” hãy sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, hạn chế các tiếp xúc trong quan hệ bằng miệng hay hậu môn.
- Không dùng chung vật dụng cá nhân với người khác, đặc biệt là các vật dụng ở trong khách sạn, nhà nghỉ, nhà tắm công cộng….
- Kiểm tra sức khỏe tổng quát ít nhất mỗi năm một lần, đối với người có xu hướng quan hệ tình dục không an toàn cần đi khám định kỳ 6 tháng một lần.
- Phòng ngừa bệnh lậu từ mẹ truyền sang cho thai nhi, chị em cần chú ý khám sức khỏe phụ khoa trước khi mang thai và trước khi sinh.
- Có chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học giúp cơ thể duy trì sức khỏe và khả năng đề kháng vi khuẩn.
Để lại một câu trả lời